Nếu bạn là người quan tâm đến các tỷ phú thế giới, hẳn đã từng nghe đến vị tỷ phú lừng danh Người Mỹ gốc Ireland tên Chuck Feeney. Ông được nhận xét là luôn keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, rất thích kiếm tiền nhưng lại không thích tiêu tiền. Ông là người giỏi kinh doanh, yêu thích công việc từ thiện và có lần , số tiền từ thiện mà ông bỏ ra lên đến 7 triệu đô la vào khoảng cuối năm 2016. Ông là người thành công thực sự với câu nói nổi tiếng : “tấm vải che tử thi không có túi”, hàm ý nói rằng con người rời khỏi thế gian cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Cuối đời, ông sống trong một căn hộ cho thuê tồi tàn nhưng câu chuyện về cuộc đời ông chính là nguồn cảm hứng vô tận về giá trị cho nhân loại.Tôi được nghe kể về ông khi tôi đang làm việc tại một nhà máy với đồng lương ít ỏi.Chính những cống hiến của ông đã làm tôi sôi sục, quyết tâm thay đổi để tạo ra giá trị thực sự. Không ngừng học hỏi, phấn đấu để thay đổi chính mình và vươn xa hơn nữa đến những điều giá trị.
Tôi đã rất ấn tượng với một câu chuyện về sự tử tế và lòng tham mà thầy giáo dạy ngoại ngữ đã chia sẻ cho chúng tôi. Câu chuyện kể về thời xa xưa ở một vùng quê nghèo dưới thời đại được gọi là thời “hoàng kim”. Con người sống yêu thương chan hòa và không hề tham lam dối trá.Có hai người nông dân tên Ất và Giáp ở gần nhau, vào một ngày kia người nông dân tên Ất bán lại mảnh đất cho người kia với giá hai lượng bạc. Việc mua bán tiến hành thuận lợi và đến mùa gieo hạt, người nông dân tên Giáp bắt đầu canh tác trên mảnh đất mới. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như người nông dân tên Giáp không đào được một hũ vàng trong lúc cày ruộng.
Khi phát hiện ra hũ vàng, người nay ngay lập tức gọi người nông dân tên Ất đến để trả lại hũ vàng và nói: Mảnh đất này tôi mua từ anh, hũ vàng này chắc chắn thuộc về anh nên tôi trả lại anh.Người nông dân tên Ất một mực từ chối : sao lại là của tôi được ? tôi đã bán mảnh đất cho anh thì nó phải thuộc về anh chứ ! Hai người đều giữ lấy cái lý riêng và cuối cùng đành phải đến gặp quan huyện để phân xử. Quan huyện cũng khó xử với ý kiến của mỗi bên đều có lý nên đành cho bãi đường để hôm sau xét xử tiếp. Tối hôm đó, sau khi từ nha môn trở về, hai người nông dân và cả vị quan huyện kia cũng đều trằn trọc không ngủ được, vì vẫn nghĩ đến chuyện chưa xử xong. Nhưng điều quan trọng nhất là họ đã thay đổi suy nghĩ về việc ai là người đáng được nhận hũ vàng kia. Người nông dân tên Ất thì bắt đầu cho rằng : vốn dĩ hũ vàng nên thuộc về anh ta vì nó nằm trên mảnh đất của anh ta trước khi bán nó cho người kia. Người nông dân tên Giáp cũng thay đổi ý nghĩ, anh ta thấy rằng đã bỏ tiền ra mua miếng đất thì tất nhiên số vàng đó thuộc về anh ta mới là đúng. Vị quan huyện thì cũng nhận định rằng hũ vàng đó nên thuộc về ông ta, vì hai người nông dân kia không ai nhận cả. Hơn nữa ông ta phụ trách cai quản cái huyện này thì lẽ dĩ nhiên ông ta phải là người đáng được nhận nó. Thế là hôm sau, một buổi xét xử đã diễn ra theo một chiều hướng khác hẳn với ngày hôm trước. Mọi người tranh dành nhau để nhận lấy cái hũ vàng kia cho riêng mình. Và cũng chính sau ngày hôm đó, một thời đại “hoàng kim” đã hoàn toàn biến mất.....
Câu trả lời cho tiêu đề của bài viết này hoàn toàn không có trong nội dung trên, nó có trong chính mỗi chúng ta. Vì định nghĩa cho sự tử tế, khát vọng vươn lên và sự tham lam của mỗi chúng ta không hề đồng nhất...................
Tác giả : Cư sĩ Nhân giả ái nhân
没有评论:
发表评论